The Hán-Nôm Special Collection Digitization Project

Around the time of Vietnamese independence from China in 939 CE, Vietnamese scholars invented Chữ Nôm as an ideographic script to represent Vietnamese speech. From the 10th century and into the 20th, much of Vietnamese literature, philosophy, history, law, medicine, religion, and government policy was written in Nôm script. During the 14 years of the Tây-Sơn emperors (1788-1802), all administrative documents were written in Chữ Nôm. Approximately 1,000 years of Vietnamese cultural history is recorded in this unique system. This heritage is now nearly lost. Most Vietnamese cannot read Nôm. Most of its texts are in physical peril, destroyed by wars, fires, humidity, and bookworms.

The Vietnamese Nôm Preservation Foundation was founded in 1999 as a nonprofit agency devoted to digital preservation and study of 1000 years of writing in Chữ Nôm. Since then, the Foundation has taken the lead in the preservation of Nôm: by electronic font carving, by entering ideograms into Unicode and the International Standard (ISO), by representing Nôm script at the international meetings of the Ideographic Rapporteur Group, by publishing the first modern dictionary of Nôm in True Type Fonts, by sponsoring two international Nôm conferences, and by digitization of Nôm classics for internet display.

For the SEADL collection of Southeast Asian works in the vernaculars and in the arts, we are pleased to present works of poetry written in the ancient script, including the sung oral poetry known as Ca Trù which is undergoing a modern revival. Few have seen these works which have not been previously accessible outside of Vietnam.

Bạch Viên Tôn các truyện 白猿孫各傳
Sách không đầy đủ, thiếu trang đầu: từ tờ 1 đến tờ 2 chép 8 đoạn thơ viết theo lối “thất ngôn bát cú”: Bạch thị ngoạ thương nhẫn 白氏卧傷釰 Bạch thị phi y xuất tẩu 白氏𢒎出走 Tôn Sinh giác khởi 孫生覺起 Tôn Sinh tự thán 孫生自嘆 Bạch thị thán trách 白氏嘆責 Ân tình tái hợp 恩情再合 Bạch thị tái dụ Tôn Sinh 白氏再諭孫生 Bạch thị khuyến Tôn Sinh 白氏勸孫生 Tiếp đến chép bài Chức cẩm hồi văn 織錦廻文 tương truyền là của nàng Tô Huệ 蘇惠 nhớ chồng mà làm ra được viết theo lối song ngữ trên viết chữ Hán dưới giải âm bằng chữ Nôm., This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A05006.
Bần nữ thán 貧 女 嘆
This is an anonymous poem, written to rely on the aspect of seven – seven – six – eight word meter. It depicts the lamentation of a girl coming from a poor family. The creation of this volume was possibly not long before printing. The back of book title has an epigraph by Hán literature, entitled “Bần Nữ [thán] thi”, but the main epigraph called “Bần nữ [than] truyện”. Although this volume is called “story”, its content is more suitable with declamation as it mainly evokes mood and is less concerned with plot. The protagonist is a beautìful young girl with good behavior. She hopes to get married to a rich and talented husband, like the noble and rich girls, but her destiny is unfortunate. As time passes, her affinity for an affluent life does not come to pass. In the end her behavior and dreams are not enough to overcome her economic circumstance. “Vì một nỗi thua tiền thua bạc, hoá cho nên thua sắc thua tài”. The majority of the volume is the monologue of a girl harnessing her innermost feelings as summarized above. "Tập thơ song thất lục bát khuyết danh, thác lời than thân trách phận của người con gái nhà nghèo. Thời điểm sáng tác có lẽ chỉ mới làm ra trước khi in không lâu. Mặt sau tờ tên sách cũng có bài đề từ bằng Hán văn, đề là Bần nữ [thán] thi 貧女[嘆]詩, rồi đến chính văn đề là Bần nữ [thán] truyện 貧女[嘆]傳. Tuy gọi là “truyện”, nhưng nội dung nếu gọi là một khúc ngâm thì hợp hơn, vì chủ yếu nói tâm trạng chứ không có cốt truyện. Người con gái đang độ xuân xanh, tự xét mình nhan sắc nết na cũng không thua kém con nhà giàu sang quyền thế, và do đó cô cũng có ước nguyện lấy được tấm chồng hiển quý, nhưng rồi số phận vẫn hẩm hiu, ngày tháng qua đi mà duyên may chẳng đến. Cô xét nguyên nhân thì chẳng thua kém ai, suy ra chỉ vì thua kém đồng tiền: “Vì một nỗi thua tiền thua bạc, Hoá cho nên thua sắc thua tài”. Gần như cả tập là lời độc thoại của cô con gái với nội tâm nhiều nỗi day dứt tóm tắt như trên.", Notes: Ngô Đức Thọ, chủ biên; biên soạn: Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga, Vũ Lan Anh, Nguyễn Đức Toàn. Thư mục sách Hán Nôm ở Thư viện Quốc gia. Hà Nội: Bộ Văn hoá thông tin - Thư viện Quốc gia, 2002: trang 37., This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A05006.
Các bài hát làm mẹ 各排喝爫母
“Hai chữ “làm mẹ 爫母” (Nôm) ở đây khác hẳn nghĩa thông thường (làm mẹ, làm thầy v.v…), mà là một thuật ngữ chuyên dùng trong nghệ thuật hát ca trù. Các bài hát làm mẹ, nghĩa là các bài hát để làm mẫu, bài hát cái, từ những bài cái đó phỏng theo mà đặt làn điệu các bài hát khác. Sau đó là phần hướng dẫn hát các bài hát. Cách đánh phách, trát, cách làm cho tiếng trống tiếng phách bắt luôn vào bài hát”, Notes: Ngô Đức Thọ, chủ biên; biên soạn: Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga, Vũ Lan Anh, Nguyễn Đức Toàn. Thư mục sách Hán Nôm ở Thư viện Quốc gia. Hà Nội: Bộ Văn hoá thông tin - Thư viện Quốc gia, 2002: trang 46., This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A05006.
Hoàng Trừu truyện 皇儲傳
“Truyện thơ Nôm Việt Nam, khuyết danh, gồm [1.584] câu lục bát. Truyện kể về một hoàng tử Trung Quốc có tài có đức, lặn lội khắp 18 nước chư hầu kén bạn trăm năm; cuối cùng, kết duyên cùng công chúa Nam Việt vì thấy nàng vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh. Nhân công chúa vô tình cầm thước ném chết một con chim khách, chim trả thù, biến thành xác một chàng trai; hoàng tử Hoàng Trừu [皇儲] nghi oan cho vợ, giận dữ bỏ về nước. Công chúa quyết tâm vượt biển tìm chồng để minh oan. Trải qua nhiều gian nan cay đắng, có lúc phải làm thị nữ đội đèn cho chị gái Hoàng Trừu, cuối cùng nàng đã gặp lại chồng. Vợ chồng bày tỏ nỗi niềm; Hoàng Trừu hối hận, hai người đoàn tụ hạnh phúc. "Hoàng Trừu" thuộc loại truyện có đề tài và cốt truyện độc đáo.”, Notes: Tờ 34 rách một nửa đã được bồi dán., This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A05006.
Chèo đò huyết hồ thán 𢴿渡血湖嘆
“Tập sổ tay ghi nhiều quy chế lễ nghi cúng tế, học tập, tuyển lính v.v…Trong đó có bài Chèo đò huyết hồ thán (Nôm) nội dung khuyên răn con cái hiếu thảo với cha mẹ. Và một bản ghi tên những người trong hội võ: Nguyễn Văn Tửu, Lê Quang Vinh. .(Sách ghi chép lặt vặt mỗi thứ một ít, không thống nhất từ đầu đến cuối).”, Notes: Ngô Đức Thọ, chủ biên; biên soạn: Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga, Vũ Lan Anh, Nguyễn Đức Toàn. Thư mục sách Hán Nôm ở Thư viện Quốc gia. Hà Nội: Bộ Văn hoá thông tin - Thư viện Quốc gia, 2002: trang 61., This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A05006.
Cung oán ngâm khúc 宫怨吟曲
“Cung oán là một trong ba khúc ngâm quốc âm nổi tiếng trong văn học cổ điển Việt Nam. Sáng tác theo thể song thất lục bát. Cung oán ngâm khúc diễn tả tâm trạng của người cung nữ vốn nổi danh tài sắc: “Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn, Lặng lưng trời nhạn ngẩn ngơ sa .” Số phận run rủi, nàng được tiến vào nội cung hầu vua, nhất thời được chiều chuộng, vinh hoa phú quý hết mực. Nào ngờ tình ái của nhà vua ngày một nhạt nhẽo, bị bỏ quên cùng với thời gian, nàng phải sống lạnh lẽo cô đơn trong cung cấm: “Cung quế duyên phai chầy bóng thỏ, Phòng tiêu thức thắm ngắm xe hươu!” Từ điển văn học: “Bản in chữ Nôm cũ hiện còn là vào khoảng đầu thế kỷ này (thế kỷ XX.)(AB.26) ”. Thực ra bản AB.26 hiện chưa rõ còn không (không thấy Thư mục sách Hán Nôm Viện NCHN nói đến). Thư viện VĐBC trước cũng có một bản in Cung oán ngâm do nhà Phú Văn đường in năm Tự Đức 19 (1866), ký hiệu AB.392, nhưng sau đó đã đem về Paris. Như vậy bản in này của TVQG là văn bản in xưa nhất hiện có về tác phẩm Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều.”, Notes: Ngô Đức Thọ, chủ biên; biên soạn: Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga, Vũ Lan Anh, Nguyễn Đức Toàn. Thư mục sách Hán Nôm ở Thư viện Quốc gia. Hà Nội: Bộ Văn hoá thông tin - Thư viện Quốc gia, 2002: trang 81., This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A05006.
Kim Vân Kiều tân truyện 金 雲 翹 新 傳
This volume is written rely on the aspect of Nom script, six- eight word- meter, and it tells about 15 drifting years of Vương Thuý Kiều,. Thuý Kiều met Kim Trọng during the festival of cleaning and decorating the ancestral graves. They fell in love with each other, but before long, Kim Trọng had to return home to go into mourning for his uncle, Kiều’s family was in danger, and Kieu had to sell herself to help her father. During 15 years of calamity, Kiều encountered many difficulties ‘Thanh lâu 2 lượt, thanh y hai lần”. After the death of Từ Hải, Kiều tried to kill herself twice by jumping into the Tien Duong’ river. Luckily, Giac Duyên rescued her, and finally Kiều was reunited with Kim Trọng and her family. Truyện thơ Nôm lục bát, kể về 15 năm lưu lạc của Vương Thuý Kiều 王翠翹: Trong buổi dạo chơi tiết Thanh minh, Thuý Kiều 翠翹 gặp Kim Trọng 金重, từ đó hai người yêu nhau. Thời gian không lâu Kim Trọng 金重 phải về Liêu Dương 遼陽 chịu tang chú, gia đình Kiều mắc nạn, Kiều phải bán mình chuộc cha. Trong 15 năm hoạn nạn, Kiều phải “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” 青樓𠄩𦀎青衣𠄩吝. Sau cái chết của Từ Hải 徐海, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử, may được Giác Duyên 覺緣 cứu sống. Sau cùng được đoàn tụ với Kim Trọng và gia đình., This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A05006.
Nho lâm tặng cảo 儒 林 贈 藁
Although Quốc Ngữ has become quite popular there were still a lot of people who can read Nôm script, at that time, this volume was printed.so beside the main title “Nho lâm tặng cảo” which means “Bản thảo thơ văn do các nhà nho tặng”, it is esential to add the title written by Quốc Ngữ script “thơ khen bà Tý”.Bà bé Tý is an production of French colonist when they dominated our country. The name of “Bà bé Tý” was famous for the previous century. This is not the name invented by the public, it is also the name of herself. Based on tradition, when she was young, her name was Tý or Đĩ, when going to Hà Thành for a living, due to her beauty, Mrs Tý becomes “ Me tây”. Luckily, her unofficial husband is high- ranking person. (people said that he is Đốc lý Hà Nội). She entertains friendly relation with both old and new higher classes. Moreover thanks to her husband’ position, she becomes the richest or the most exclusive building contract in Hà Nội in the years of 20-30 and becomes the richest woman in Hà nội. There are a row of streets owned by her. Bà Bé Tý is a popular name for all people knowing her. Her old building is number 52, Hàng Bạc, which is now improved into a splendid vilar, attracts the attention not only of Hanoian but only of others.According to her saying in the preface written in Nôm script, many people present her poems so she rents people to print this book. "Thời điểm in sách, người đọc được chữ Nôm còn nhiều nhưng chữ quốc ngữ cũng đã khá phổ biến, cho nên trên tờ mặt sách, ngoài dòng chính giữa trang đề Nho lâm tặng cảo [儒林贈藁], nghĩa là “Bản thảo thơ văn do các nhà Nho tặng,” còn có tiêu đề bằng chữ quốc ngữ “Thơ khen bà Bé Tý.” Bà Bé Tý là một sản phẩm của một thời thực dân Pháp thống trị nước ta. Khoảng những năm 30 - 40 của thế kỷ trước có nhiều người biết tên Bà Bé Tý. Đó không hẳn là cái tên dân gian đặt cho bà, vì chính bà cũng tự nhận tên mình như thế. Tương truyền lúc nhỏ nhà quê bà tên là cái Tí hoặc cái Đĩ, nghèo khổ lên đất Hà Thành kiếm sống. Làm qua các nghề gì những đâu không ai nhớ rõ, chỉ biết nhờ chút nhan sắc, cô Tí trở thành “me Tây”, lại may mắn anh Tây chồng không chính thức của cô là quan Tây cấp bậc khá cao (có người nói là Đốc lý Hà Nội). Cô được giao du với giới thượng lưu cả tân lẫn cựu, lại nhờ vai vế của chồng cô trở thành nhà thầu xây dựng có thế lực nhất nếu không nói là độc quyền ở Hà Nội khoảng những năm 20 - 30 và trở thành một “quý bà” giàu có nhất Hà Nội, có cả những dãy phố thuộc sở hữu của bà. Rồi người ta chỉ quên gọi bà bằng biệt danh là Bà Bé Tí. Toà nhà cũ của bà ở số 52 phố Hàng Bạc được cải tạo lại thành ngôi biệt thự nguy nga lộng lẫy, không những người Hà Nội mà người các tỉnh xa khi về Hà Nội cũng phải tìm cách đi xem. Như lời bà nói trong Lời dẫn (Nôm) thì nhiều người tặng bà các bài thơ phú, cho nên bà thuê in ra cuốn sách này.", Notes: Ngô Đức Thọ, chủ biên; biên soạn: Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga, Vũ Lan Anh, Nguyễn Đức Toàn. Thư mục sách Hán Nôm ở Thư viện Quốc Gia. Hà Nội: Bộ Văn hoá thông tin- Thư viện Quốc Gia, 2002: trang 282., This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A090018.
Cung oán ngâm 宫怨吟
Trang sau tờ bìa có một bài Đề từ bằng chữ Hán do Hạ Thái Nguyễn Vân Chương đề 賀泰阮雲章題. Trang tiếp theo là nội dung được chia làm 2 tầng: Tầng trên thay vì lời chú giải điển cố, điển tích thường là chữ Hán thì người chép sách đã tự ý in một sáng tác bằng chữ Nôm của mình trải dài từ trang đầu đến trang cuối, nội dung không liên quan đến tác phẩm đó là bài Tự tình tiểu luật 叙情小律律 và bài Kí tình tiểu luật 寄小情律. Tầng dưới nội dung chính của Cung oán ngâm 宫怨吟 là một khúc ngâm Nôm theo thể song thất lục bát của người phụ nữ than tiếc tuổi xuân của mình bị chôn vùi nơi cung cấm không được bậc quân vương để mắt tới., Notes: Ngoài ra còn có một bản khác là: R.31, This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A05006.
Hoàng Trừu truyện 皇 儲 傳
This Vietnam Nom anomymous poem, including 1584 sentences, was written in the six-eight-word, telling about a talented, righteous Chinese prince, traveled 18 vassal countries to find a wife; finally he decided to get married to Nam Việt’princess because of her beauty and good behavior. Once, there was a princess a pet bird. One day, she accidently killed the bird and it turned into a young fellow. Hoàng Trừu’ prince suspected his wife of having the relation with that young fellow, burst into anger and came back to his native country. Princess determinated to find her husband to explain. Finally, after miserable days, she met her husband, they expressed their innermost feelings. Hoàng Trừu repented, they reunited.The plot and title of Hoàng Trừu story are very unique. "Truyện thơ Nôm Việt Nam, khuyết danh, gồm 1.584 câu lục bát. Truyện kể về một hoàng tử Trung Quốc có tài có đức, lặn lội khắp 18 nước chư hầu kén bạn trăm năm; cuối cùng, kết duyên cùng công chúa Nam Việt vì thấy nàng vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh. Nhân công chúa vô tình cầm thước ném chết một con chim khách, chim trả thù, biến thành xác một chàng trai; hoàng tử Hoàng Trừu [皇儲] nghi oan cho vợ, giận dữ bỏ về nước. Công chúa quyết tâm vượt biển tìm chồng để minh oan. Trải qua nhiều gian nan cay đắng, có lúc phải làm thị nữ đội đèn cho chị gái Hoàng Trừu, cuối cùng nàng đã gặp lại chồng. Vợ chồng bày tỏ nỗi niềm; Hoàng Trừu hối hận, hai người đoàn tụ hạnh phúc. "Hoàng Trừu" thuộc loại truyện có đề tài và cốt truyện độc đáo.", Notes: Bách khoa toàn thư Việt Nam – http://www.bachkhoatoanthu.gov.vn, This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A05006.
Phạm Công tân truyện 范公新傳
Phạm Công nhà nghèo, mồ côi cha từ nhỏ, dắt mẹ đi ăn xin. Cúc Hoa, con gái quan phủ đem lòng yêu, hai người lấy nhau. Phạm Công sau thi đỗ Trạng nguyên, vua định gả Công chúa cho, nhưng chàng từ chối vì đã có vợ. Vua giận bắt giam. Khi được thả về, Phạm Công cùng vợ sum họp được ít lâu thì Cúc Hoa mất để lại 2 con nhỏ. Phạm Công rất xót thương. Giặc giã nổi lên, vua sai Phạm Công đi đánh dẹp. Chàng mang hài cốt vợ và dắt 2 con cùng ra trận. Tướng giặc động lòng lui quân. Sau Phạm Công lấy Tào Thị làm vợ kế. Tào Thị là người lẳng lơ, độc ác, rất tệ bạc đối với con chồng, khiến chàng càng thương nhớ Cúc Hoa, và đã xin từ chức, xuống âm phủ tìm người vợ trước. Trải qua bao gian nan thử thách, cuối cùng vợ chồng con cái được sum vầy., Notes: Sách mất trang 43., This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A090018.
Lạc sinh tâm đắc 樂生心得
“Quyển tả, nội dung gồm 3 phần: Phùng thị trị liệu nguyên luận [馮氏治療元論], Dịch thị y án, Nhị viên ức thảo tồn án”., Notes: Ngô Đức Thọ, chủ biên; biên soạn: Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga, Vũ Lan Anh, Nguyễn Đức Toàn. Thư mục sách Hán Nôm ở Thư viện Quốc gia. Hà Nội: Bộ Văn hoá - Thông tin - Thư viện Quốc gia, 2004: trang 208., This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A090018.
Vô cực tiên thiên nhất quán đại đạo chính tông thánh điển 無極先天一貫大道正宗聖典
Kinh giáng bút của Thần, Phật, Tiên, Thánh, gồm có các bài chiếu, cảm thệ, thần chú, tán, cáo, kệ, nhằm ca ngợi công đức của Thần, Phật…: Ngọc đế hộ đạo chương Cảm thệ chương 玉帝護道彰感誓章, Đại Thánh giải trừ khẩu nghiệt đại thiên tôn 大聖解除口孽大天尊…, This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A090018.
Gia truyền hoạt anh bí thư 家傳活嬰祕書
“Nội dung: Sách dạy các bài thuốc chữa bệnh cho trẻ con như: kinh gian, kinh phong, hổ mang, suyễn cấp, ho nhiệt, nhiệt tử, hàn tả, lỵ ra máu, hỏa phong, sài, nôn mửa, phù thũng…Các phương thuốc chữa bệnh: chữa kinh giản, bụng trướng, đại tiểu tiện bất lợi, trước hết uống bài Tiên sa hoàn, nếu bụng không trướng dùng Kim ngọc hoàn…Luận ngoại thang chứng: các bài thuốc chữa mạn kinh, hầu đơn, cấp kinh phong…Sát diện bộ luận đoán (nhìn mặt người để đoán bệnh): trên trán sắc hồng thì nhiệt táo, sắc xanh thì bệnh kinh, mặt mũi tối tăm u ám ứng với sự chết…Diện bộ khí sắc đồ: cách xem sắc mặt, luận tiểu nhi biến chứng: biến chứng các bệnh trẻ con…”, Notes: Ngô Đức Thọ, chủ biên; biên soạn: Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga, Vũ Lan Anh, Nguyễn Đức Toàn. Thư mục sách Hán Nôm ở Thư viện Quốc gia. Hà Nội: Bộ Văn hoá - Thông tin - Thư viện Quốc gia, 2004: trang 137., This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A090018.
Hoa tình khúc diễn âm ca 花 情 曲 演 音 歌
This Nôm poem is written to rely on the aspect of seven seven six eight word meter (192 sentences). It expresses the mood, life, love and the happiness of couples. Thơ Nôm song thất lục bát (192 câu) diễn tả tâm trạng, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc lứa đôi., This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A05006.