The Hán-Nôm Special Collection Digitization Project

Around the time of Vietnamese independence from China in 939 CE, Vietnamese scholars invented Chữ Nôm as an ideographic script to represent Vietnamese speech. From the 10th century and into the 20th, much of Vietnamese literature, philosophy, history, law, medicine, religion, and government policy was written in Nôm script. During the 14 years of the Tây-Sơn emperors (1788-1802), all administrative documents were written in Chữ Nôm. Approximately 1,000 years of Vietnamese cultural history is recorded in this unique system. This heritage is now nearly lost. Most Vietnamese cannot read Nôm. Most of its texts are in physical peril, destroyed by wars, fires, humidity, and bookworms.

The Vietnamese Nôm Preservation Foundation was founded in 1999 as a nonprofit agency devoted to digital preservation and study of 1000 years of writing in Chữ Nôm. Since then, the Foundation has taken the lead in the preservation of Nôm: by electronic font carving, by entering ideograms into Unicode and the International Standard (ISO), by representing Nôm script at the international meetings of the Ideographic Rapporteur Group, by publishing the first modern dictionary of Nôm in True Type Fonts, by sponsoring two international Nôm conferences, and by digitization of Nôm classics for internet display.

For the SEADL collection of Southeast Asian works in the vernaculars and in the arts, we are pleased to present works of poetry written in the ancient script, including the sung oral poetry known as Ca Trù which is undergoing a modern revival. Few have seen these works which have not been previously accessible outside of Vietnam.

Sự tích ông Trạng Quỳnh 事 跡 翁 狀 瓊
"Other copy: Phúc Văn Đường, woodblocked in Canh thìn [1940], 27 sheets. R. 360. This version has lost pages due to the destruction of white ants. Although this book is thin, it is divided into 23 chapters. The first part of book is chapter 1 “ Nguyễn Quỳnh, Yên Vực village, Từ Quan Hoàng Hoá district, Thanh Hoá province, has passed a bachelor examination of Cảnh Hưng generation, Hậu lê. When he was 7-8 years old, he replaced a banana leaf for a flag, replaced a lotus leaf for a palm hat. Generally, he showed a contemptuous attitude. One day, on a mid- autumn night, while playing with the children, he told them to make palanqueen for welcoming him…. ” In the telling of Trang Quỳnh’s story, as often told in public, at the end of book, chapter 23, Quỳnh died. Lord also died. Trạng Quỳnh is known as a character of public story. Additionally, this story usually is told vaguely, rarely touching upon specific place names." "Một bản khác: Phúc Văn đường, khắc in năm Canh Thìn [1940], 27 tờ. R.360. Bản này bị mối xong mất hẳn nửa dưới, đã hỏng. Sách tuy mỏng, nhưng chia ra làm 23 hồi. Đầu sách vào ngay Hồi thứ nhất: “Ông Nguyễn Quỳnh làng Yên Vực tổng Từ Quan huyện Hoằng Hoá tỉnh Thanh Hoá đỗ Cử nhân đời Cảnh Hưng nhà Hậu Lê. Khi lên 7- 8 tuổi chơi nghịch đã có khí tượng kẻ cả, lấy lá chuối làm cờ, lấy lá sen làm nón, mà lại có tính khinh người. Một hôm giữa tối trung thu cùng trẻ con chơi trăng, ông ấy bảo lũ trẻ làm kiệu rước.”. Kể tiếp chuyện Trạng Quỳnh như trong dân gian vẫn kể, cho đến cuối sách, hồi 23, kể chuyện Quỳnh chết chúa cũng băng hà. Chúng ta biết đến một Trạng Quỳnh như một nhân vật của truyện kể dân gian, thường chỉ nói kể chung chung ít có những địa danh nhân danh xác tạc.", Notes: Ngô Đức Thọ, chủ biên; biên soạn: Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga, Vũ Lan Anh, Nguyễn Đức Toàn. Thư mục sách Hán Nôm ở Thư viện Quốc Gia. Hà Nội: Bộ Văn hoá thông tin- Thư viện Quốc Gia, 2002: trang 336., This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A090018.
Thượng ngàn công chúa hợp diễn 上岸公主合演
"Thơ chữ Nôm, thể song thất lục bát. Quẻ Càn:- Càn kim - Càn mộc - Càn thuỷ - Càn hoả - Càn thổ. Quẻ Khảm:- Khảm kim - Khảm mộc - Khảm thuỷ - Khảm hoả - Khảm thổ - Đệ nhị thánh mẫu hợp diễn. Quẻ Cấn:- Cấn kim - Cấn mộc - Cấn thuỷ - Cấn hoả - Cấn thổ - Đệ tam thánh mẫu hợp diễn. Quẻ Chấn:- Chấn kim - Chấn mộc - Chấn thuỷ - Chấn hoả - Chấn thổ - Dao lâu thánh mẫu hợp diễn. Quẻ Tốn: - Tốn kim - Tốn mộc - Tốn thuỷ - Tốn hoả - Tốn thổ Quẻ Ly:- Ly kim - Ly mộc - Ly thuỷ - Ly hoả - Ly thổ - Huyền Thiên thánh mẫu hợp diễn. Quẻ Khôn: - Khôn kim - Khôn mộc - Khôn thuỷ - Khôn hoả - Khôn thổ - Cửu thiên thánh mẫu hợp diễn.", Notes: Sách hai tờ số 4 trùng nhau, This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A090018.
[Pháp chủ cách] [法主格]
Sách không có tên, lấy đề tài của một bài đầu sách làm tên sách. Nội dung sách là các bài hát bằng chữ Nôm dùng cho cúng tế, tang lễ, gọi hồn…như: Pháp chủ vãn cách [法主晚格], Pháp chủ giáo cách [法主教格], Đội viên giáo cách [隊員教格](khuyên người dốc chí tu hành để lúc chết được hưởng cảnh tiên), giáo đò cách [教渡格], chèo thuyền cách, tiến phụ thập sầu quốc ngữ, tiến mẫu thập ân quốc ngữ (các bài hát dùng trong tiễn đưa người chết, báo ân cha mẹ, tổ tiên đã khuất), Notes: Đức Thọ, chủ biên; biên soạn: Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga, Vũ Lan Anh, Nguyễn Đức Toàn. Thư mục sách Hán Nôm ở Thư viện Quốc gia. Hà Nội: Bộ Văn hoá thông tin - Thư viện Quốc gia, 2002: trang 283., This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A090018.
Âm chất giải âm 陰隲解音
Âm chất giải âm 陰隲解音 thực chất là sách Âm chất văn chú 陰隲文註 của Lê Quý Đôn 黎貴惇 tham khảo các sách khuyến thiện của Trung Quốc soạn và chú giải. Đỗ Dự 杜璵 dựa vào đó diễn dịch ra chữ Nôm theo thể song thất lục bát cho mọi người đọc dễ hiểu. Nội dung là những bài văn Nôm giáng bút của Văn Xương Đế Quân 文昌帝君 khuyên tránh điều ác, năng làm việc thiện và phổ biến rộng rãi trong giới Nho, Phật, Đạo…, This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A090018.
Ca trù điểm cổ pháp 歌籌點鼓法
“Sách bị mối mọt, rách nát một số tờ đầu và cuối, lấy theo tên mục đầu trong sách. Nội dung: hướng dẫn phương pháp hát ca trù. Ca trù điểm cổ hữu pháp (chữ Hán): cách điểm trống khi hát ca trù, có nhiều cách. - Chấp cổ pháp - Thủ trù pháp - Luận trù pháp - Cẩm trù pháp - Trích xuất hữu đẳng hạng- Huyền thưởng cách gia đẳng. Giải thích vì sao lại gọi là 3 bước 5 cung. Nói về cách đi hát, vài cách đánh trống (chữ Nôm): Người đời xưa đặt ra thể cách hát ả đào, có nhiều cách khác nhau, tới 24 cách. Tiếng nhỏ là cung nam, tiếng lớn là cung bắc, cao thấp dịu dàng theo với đàn sênh phách cho hợp cung nào vào bậc ấy, không có nhầm lỗi mới phải cách hát. Cách đánh trống vãn: Đánh trống vãn cũng phải theo bậc hát, mà chỉ đánh được 3 tiếng thôi, hơn kém thì không hợp cách. Hơn kém mà phải có tiếng thưởng nữa mới được, mới hết tiếng trên thì không đánh trống vãn được, hoặc khi đã dư câu hát thì điểm 4 - 5 tiếng cho vui. . Hướng dẫn cách điểm trống khi ngâm thơ ngũ ngôn, ngâm thơ thất ngôn, đọc phú, hát cung bức, cung bắc, vọng cổ, gửi thư, miễu nói, nói ong, hát miễu v.v. . Cách thức xướng ca một số điệu hát (chữ Nôm): Hà nam cách, Hát trai cách, Giáo cổ cách, Giáo hương cách, Lạc hương cách, Thi hương luật, Ngâm vọng, Bắc phản, Hãm cách, Chúc thánh thọ v.v. Đó là cách ca xướng nội thể. Thuộc ngoại thể là những điệu sau: Tỳ bà thi, Độc phú Tiền Xích Bích, Độc phú Hậu Xích Bích. Ngoài ra trong tập còn chép một số bài thơ Nôm: Lưu Thần Nguyễn Triệu nhập Thiên Thai, - Lưu Nguyễn động trung ngộ tiên nhân.- Tiên tử tống lưu Nguyễn xuất động, Tiên tử động trung hữu hoài Lưu Nguyễn, Lưu Nguyễn tái đáo Thiên Thai bất phục kiến tiên tử, Quốc âm tổng giải.”, Notes: Ngô Đức Thọ, chủ biên; biên soạn: Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga, Vũ Lan Anh, Nguyễn Đức Toàn. Thư mục sách Hán Nôm ở Thư viện Quốc gia. Hà Nội: Bộ Văn hoá thông tin - Thư viện Quốc gia, 2002: trang 43., This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A090018.
Liễu đường Nguyễn tẩu Chân Tâm [thi phú tập] 柳堂阮叟真心[詩賦集]
“Trong sách đề: Canh Dần trọng đông hạ chính lương thời nhân tác Bát cảnh phú Liễu Đường Nguyễn Tẩu Chân Tâm Thi Trai soạn/ Ngày tốt Hạ chính tháng trọng đông (tức tháng 11) năm Canh Dần nhân sáng tác Bát cảnh phú. Như vậy ta thấy tập này còn gọi tên là Bát cảnh phú, của tác giả Nguyễn Thi Trai 阮詩齋, tự Chân Tâm 真心 hiệu Thi Trai 詩齋, chưa rõ họ tên thật. Nội dung các phần trong sách như sau: Bát cảnh phú: 8 bài thơ Nôm vịnh 8 cảnh đẹp: - Bồ Sương dạ vũ - Sơn thị tình phong - Bình Sa lạc nhạn - Viễn phố qui phàm - Ngư thôn tịch chiếu - Yên tự vãn chung - Giang thiên mộ tuyết - Động Đình thu nguyệt. 2. Gia cư thuyết: Tản văn Nôm ghi về việc chọn hướng nhà ở. 3. Phụ thu từ thiếu niên mục . 4. Chư tiền kí hầu truyện. 5. Tiểu kiều vịnh nhất khúc vân. 6. Nữ cùng nhi cải dung tái giá truyện. 7. Cử nhân Trần Đức soạn văn nhất thể. 9. Kinh Bắc Lạng Giang dật sĩ trần ngôn. 10. Phụ tư phu ngôn. 11. Lâm thực ngộ chu tạp thái tiên lân chi trực nhi tính tác. 12. Đắc phật kinh thuyết thiện pháp đường chi tác. 13. Tùng bách hoà lưu Cầm Tử Mặc Tử vấn đáp ngụ ý phú. 14. Ký Bùi Tịch biệt truyện. 15. Thư lâu nhàn toạ ngẫu xúc nam phong đề. 16. Một số ghi chép về thơ của Tống Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông, Chân Tông, phú của Phạm Trọng Yêm. 17. Hải Thượng Đường Trung Thọ Mai cư sĩ khởi mông tu thân chủng đức ký. 18. Hai bài thơ Khuyến học, Biếng học. 19. Thịnh suy bỉ thái phú (Nôm). 20. Ức ngộ kí thân hữu. 21. Trình Trạng nguyên tế văn. 22. Viễn hoạn tư cố hương tình cảnh: Bài phú của người đỗ Hoàng giáp (người tỉnh Bắc Ninh soạn, không rõ là ai).”, Notes: Ngô Đức Thọ, chủ biên; biên soạn: Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga, Vũ Lan Anh, Nguyễn Đức Toàn. Thư mục sách Hán Nôm ở Thư viện Quốc gia. Hà Nội: Bộ Văn hoá thông tin - Thư viện Quốc gia, 2002: trang 222., This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A05006.
Ngọc Kiều Lê tân truyện 玉喬黎新傳
“Nội dung: Truyện thơ Nôm thể 6 - 8 kể lại mối tình chung thuỷ của đôi trai tài gái sắc là Tô Hữu Bạch và Hồng Ngọc. Hồng Ngọc là con gái Bạch Thái Huyền, có nhan sắc, giỏi thơ phú. Quan Ngự sử Dương Đình Chiếu muốn dạm hỏi cho con trai mình, nhưng bị Hồng Ngọc từ chối. Dương Đình Chiếu đã lập mưu cử cha Hồng Ngọc đi sứ. Bạch Thái Huyền phải gửi con cho một người bạn là Ngô Khuê. Thời gian này Hồng Ngọc đổi tên là Vô Kiều. Một lần đi chùa, Vô Kiều gặp Nho sinh Tô Hữu Bạch. Sau đó, Tô Hữu Bạch nhờ có người hầu gái của Hồng Ngọc là Yên Tố đã gặp mặt Hồng Ngọc và hẹn ước kết duyên. Nhân một chuyến ngao du, Tô Hữu Bạch lại gặp cháu của Bạch Thái Huyền là Lư Mộng Lê, hai người rất tâm đầu ý hợp. Sai Tô Hữu Bạch thi đỗ Tiến sĩ, bị quan Tuần phủ họ Dương ép lấy em gái y, Tô Hữu Bạch phải đổi thành họ Liễu, đỗ Tú tài để đi trốn. Liễu Tú tài gặp Bạch Thái Huyền, ông có ý muốn gả con gái là Hồng Ngọc và cháu là Lư Mộng Lê cho chàng nhưng chàng từ chối. Ngô Khuê và Bạch Thái Huyền không cùng quan điểm, Ngô Khuê thì muốn gả 2 người cho Tô Hữu Bạch, còn Bạch Thái Huyền lại muốn gả cho Liễu Tú tài. Đúng lúc ấy thì Tô Hữu Bạch đến. Câu chuyện kết thúc có hậu: viên Hàn lâm viện họ Tô được cưới cả 3 cô gái: Hồng Ngọc (tức Vô Kiều), Lư Mộng Lê và Yên Tố làm vợ. Tên câu chuyện Ngọc Kiều Lê là lấy chữ từ tên của các nhân vật trong truyện.”, Notes: Chép tay bằng bút mực trên giấy tây năm 1972 , theo bản in năm Đồng Khánh Mậu Tý (1888). Nguyên thư ghi Vĩnh Hồ tham tri Lý công soạn.(Vĩnh Hồ=Vĩnh Thuận, Hồ Khẩu) Hà Nội Thịnh Văn Hiệu tàng bản. Thạch Am Lưu Trương Cam Phủ cẩn chí. Cuối sách có bài bạt của Thạch Am viết năm Nhâm Thân. Ngô Đức Thọ, chủ biên; biên soạn: Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga, Vũ Lan Anh, Nguyễn Đức Toàn. Thư mục sách Hán Nôm ở Thư viện Quốc gia. Hà Nội: Bộ Văn hoá thông tin - Thư viện Quốc gia, 2002: trang 270, This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A090018.
Phương Hoa tân truyện 芳花新傳
“Truyện thơ Nôm khuyết danh, kể chuyện Phương Hoa con gái ngự sử Trần Điện. Phương Hoa đã đem lòng yêu thương Cảnh Yên con trai thượng thư họ Trương. Hai người đã đính ước hôn nhân. Tào trung úy cậy thế được vua tin dùng, trơ trẽn đến dạm hỏi Phương Hoa, bị từ chối. Hắn bèn lập kế giả mạo chiếu chỉ vua khép cha Cảnh Yên là Trương công vào tội phản quốc. Anh em Cảnh Tĩnh, Cảnh Yên đem mẹ chạy về Thạch Thành lánh nạn. Thấm thoắt ngày tháng qua nhanh, con trai Cảnh Tĩnh là Tiểu Thanh khôn lớn về kinh dự thi đại khoa. Phương Hoa tình cờ gặp Tiểu Thanh, biết được tin tức gia đình họ Trương. Người đầy tờ gái của Phương Hoa đem tiền bạc đi giao cho Cảnh Yên, không may bị kẻ gian giết. Trần ngự sai truy tìm tung tích kẻ sát nhân, Cảnh Yên bị bắt trói vì bị nghi là hung thủ. Trương phu nhân quá đau xót mà qua đời. Phương Hoa lo liệu việc tang chu đáo cho Trương phu nhân rồi xin cha mẹ cho lên kinh. Đến kỳ thi, nàng đội tên Cảnh Yên đi thi, được lấy đỗ Tiến sĩ. Khi các tân khoa tiến sĩ vào chầu vua, Phương Hoa bỏ áo mũ cân đai, đem hết tình cảnh oan khuất của nhà họ Trương tâu lên xin vua soi xét. Tào trung úy bi tru di tam tộc, tên gian Hồ Nghi bị xử chém. Cảnh Yên được minh oan, vua đặc cách cho đỗ tiến sĩ. Cảnh Yên- Phương Hoa gặp nhau kết duyên vợ chồng, cùng về quê vinh quy bái tổ.”, Notes: Truyện Phương Hoa có những bản in cổ hơn, nhưng TVQG hiện chỉ có bản này (in 1924), còn 1 bản khác R.2160 cũng là một bản in, nhưng đã mất tờ đầu không rõ tên nhà tàng bản và năm in.” Ngô Đức Thọ, chủ biên; biên soạn: Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga, Vũ Lan Anh, Nguyễn Đức Toàn. Thư mục sách Hán Nôm ở Thư viện Quốc gia. Hà Nội: Bộ Văn hoá thông tin - Thư viện Quốc gia, 2002: trang 298., This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A090018.
Đại Nam quốc sử diễn ca 大南國史演歌
Sách chép tay bằng chữ Nôm, không chép nguyên bản chữ Hán. Nội dung xin xem R.303., This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A090018.
Bướm hoa tân truyện 𧊉花新傳
Thơ diễn Nôm song thất lục bát (404 câu), ghi lời đối đáp tâm sự tình yêu trai gái, mượn hình tượng “bướm 𧊉” “hoa 花” thay cho người nam và người nữ., This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A05006.
Lý hạng ca dao 里巷歌謠
Tập ca dao gồm 156 thiên phản ánh những nét về trính trị, văn hóa, xã hội cũng như những sinh hoạt, ý nghĩ, nguyện vọng của dân chúng về đạo đức, luân lí, tâm tư tình cảm. ., Notes: Tờ 36 rách mất chữ., This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A05006.
Lê triều Nguyễn tướng công gia huấn ca 黎朝阮將公家訓歌
Một tập sách song thất lục bát, chia ra từng đoạn gọi là “Bài ca” có mục đích khuyên dạy đạo đức, như: Bài ca dạy vợ dạy con 排歌𠰺𡞕𠰺𡥵, Bài ca dạy con ở cho có đức 排歌𠰺𡥵於朱固德, Bài ca dạy con gái ở cho có đức hạnh 排歌𠰺𡥵𡛔於朱固德行, Bài ca vợ khuyên chồng 排歌𡞕勸񣗏, Bài ca khuyên học trò phải chăm học 排歌勸學徒沛斟學., This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A05006.
Hoàng Trừu truyện 皇儲傳
“Truyện thơ Nôm Việt Nam, khuyết danh, gồm [1.584] câu lục bát. Truyện kể về một hoàng tử Trung Quốc có tài có đức, lặn lội khắp 18 nước chư hầu kén bạn trăm năm; cuối cùng, kết duyên cùng công chúa Nam Việt vì thấy nàng vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh. Nhân công chúa vô tình cầm thước ném chết một con chim khách, chim trả thù, biến thành xác một chàng trai; hoàng tử Hoàng Trừu [皇儲] nghi oan cho vợ, giận dữ bỏ về nước. Công chúa quyết tâm vượt biển tìm chồng để minh oan. Trải qua nhiều gian nan cay đắng, có lúc phải làm thị nữ đội đèn cho chị gái Hoàng Trừu, cuối cùng nàng đã gặp lại chồng. Vợ chồng bày tỏ nỗi niềm; Hoàng Trừu hối hận, hai người đoàn tụ hạnh phúc. "Hoàng Trừu" thuộc loại truyện có đề tài và cốt truyện độc đáo.”, Notes: Nội dung và cốt truyện giống R.93. Tuy nhiên khác nhà tàng bản và năm xuất bản., This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A05006.
Thạch Sanh tân truyện 石生新傳
“Truyện Nôm khuyết danh thể lục bát, kể chuyện Thạch Sanh nguyên kiếp trước là một Thái tử, sau đầu thai vào một nhà nghèo. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Thạch Sanh phải sống bên gốc đa, theo cha làm nghề đốn củi tự nuôi thân. Năm 13 tuổi, Thạch Sanh được tiên ông Lý Tĩnh dạy võ nghệ và phép thuật. Một hôm có người bán rượu tên là Lý Thông đi qua gốc đa, nhận kết nghĩa anh em với Thạch Sanh. Từ đó Thạch Sanh về sống chung với mẹ con Lý Thông. Khi đó trong vùng có một con chằn tinh dữ tợn, hàng năm phải nộp một mạng người cho nó ăn thịt. Năm ấy đến lượt Lý Thông phải nộp mình, Lý Thông lừa Thạch Sanh đi thay. Thạch Sanh đến miếu, đánh nhau với chằn tinh, cuối cùng giết được nó, cắt đầu đem về. Lý Thông thấy vậy liền nghĩ cách cướp công, nói rằng Thạch Sanh đã giết chết con vật quý của vua, tất không tránh khỏi tai vạ. Thạch Sanh sợ hãi phải bỏ trốn, Lý Thông được vua phong chức, sống giàu sang phú quý. Bấy giờ công chúa Quỳnh Nga dạo chơi ngoài vườn, bị đại bàng bắt đem đi. Thạch Sanh ngồi dưới gốc đa, nhìn thấy đại bàng bèn giương cung bắn. Đại bàng bị thương bay về hang. Thạch Sanh lần theo dấu máu, đến tận hang đại bàng. Nhà vua sai Lý Thông đi tìm công chúa. Lý Thông lo sợ, lại tìm cách dỗ dành người em kết nghĩa. Thạch Sanh nhận lời cứu công chúa giúp Lý Thông. Thạch Sanh xuống động, đánh nhau với đại bàng, cứu được công chúa. Lý Thông kéo công chúa lên khỏi miệng hang rồi lấp đá định giết chết Thạch Sanh. Thạch Sanh giết được đại bàng, cứu được con vua Thuỷ Tề. Con vua Thuỷ Tề nhận làm anh em kết nghĩa với Thạch Sanh và đưa chàng về thuỷ cung chơi. Vua Thuỷ Tề vui mừng, tặng chàng nhiều châu báu ngọc ngà nhưng chàng từ chối, chỉ xin một cây đàn thần rồi trở về. Công chúa Quỳnh Nga từ khi được cứu lên khỏi hang liền hoá câm. Thạch Sanh thì bị hồn của chằn tinh và đại bàng làm hại, bị bắt giam vào ngục. Trong ngục, nhờ lính canh mà Thạch Sanh biết được sự bội nghĩa của Lý Thông. Trong lúc buồn bã, chàng đem đàn ra gảy "Đàn kêu ai chém xà vương, Đem nàng công chúa triều đường về đây. Đàn kêu hỡi Lý Thông mày, Cớ sao bội nghĩa lại rày vong ân?". Tiếng đàn vang đến tai công chúa. Nàng hết câm và kể đầu đuôi câu chuyện với vua cha. Vua gả công chúa cho Thạch Sanh, phong làm quận công và cho tự quyền xử trí Lý Thông. Thạch Sanh tha chết cho hắn. Nhưng trên đường về quê, mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết. Nghe tin Thạch Sanh lấy được công chúa, thái tử 18 nước chư hầu tức giận hội binh sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra gảy, quân tướng các nước chư hầu đều lui binh. Thạch Sanh lại cho một niêu cơm nhỏ, nhưng quân lính chư hầu ăn mãi không hết. Nhân đó, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh. Các nước chư hầu thần phục, dân nước ta được sống cảnh thanh bình.”, Notes: Ngoài ra còn có các bản khác: R.1815, R.1523, R.1527, R.1882. Ngô Đức Thọ, chủ biên; biên soạn: Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga, Vũ Lan Anh, Nguyễn Đức Toàn. Thư mục sách Hán Nôm ở Thư viện Quốc gia. Hà Nội: Bộ Văn hoá thông tin - Thư viện Quốc gia, 2002: trang 380., This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A090018.
Phan Trần truyện trùng duyệt 潘陳傳重閲
“Phan Trần truyện trùng duyệt là truyện Phan Trần duyệt lại, nội dung như truyện Phan Trần, một tác phẩm khuyết danh. Cốt truyện lấy sự tích từ một cuộc tình duyện đời Tĩnh Khang nhà Tống bên Trung Quốc. Truyện viết theo thể lục bát dài 936 câu. Phan Công và Phan Trần vốn là bạn cùng học và cùng làm quan tại triều. Hai bên hẹn ước: hễ một bên đẻ con trai, một bên đẻ con gái thì sẽ gả cho nhau. Về sau, họ Trần sinh con gái đặt tên là Trần Kiều Liên, họ Phan sinh con trai đặt tên là Phan Tất Chánh. Đúng như hẹn ước, họ Phan trao quạt, họ Trần trao trâm để làm vật đính hôn. Sau này Trần Công chết, gặp lúc loạn ly, mẹ con Trần Kiều Liên phải lánh nạn, chẳng may lạc nhau. Trần Kiều Liên vào tu ở chùa Kim Lăng, pháp danh là Diệu Thường. Phan Tất Chánh thi Hương đỗ Thủ khoa nhưng vào thi Hội bị trượt. Phan nhớ đến người cô tu ở chùa Kim Lăng bèn đến thăm và ở lại đấy dùi mài đèn sách. Gặp ni cô Diệu Thường, Phan cảm mến, nhờ vãi tên là Hương Công mai mối nhưng bị Diệu Thường cự tuyệt. Phan ốm tương tư, Diệu Thường phải đến thăm. Nửa đêm Phan định đến phòng của Diệu Thường để cám ơn nhưng bị Diệu Thường từ chối. Phan doạ tự vẫn nên Diệu Thường phải cho vào. Qua câu chuyện, hai bên nhận được nhau. Phan Tất Chánh về kinh thi Hội, đỗ Trạng nguyên. Tất Chánh xin sư cô cho cưới Kiều Liên rồi cùng về quê. Tới nhà, Kiều Liên gặp lại mẹ. Câu chuyện kết thúc có hậu như phần lớn các truyện Nôm dân gian khác: các nhân vật được hưởng cuộc đời hạnh phúc”, Notes: Trùng bản:R.1560, R.1561, R.1633. Ngô Đức Thọ, chủ biên; biên soạn: Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga, Vũ Lan Anh, Nguyễn Đức Toàn. Thư mục sách Hán Nôm ở Thư viện Quốc gia. Hà Nội: Bộ Văn hoá thông tin - Thư viện Quốc gia, 2002: trang 291., This item digitized and made available online with funds provided by United States Department of Education, TICFIA (Technological Innovation and Cooperation for Foreign Information) Grant P337A090018.